Kinhtedothi - Làn sóng thứ 4 của dịch Covid-19 diễn biến phức tạp khiến ngành du lịch tiếp tục chịu ảnh hưởng nặng nề. Đứng trước khó khăn, du lịch Hà Nội đã nỗ lực khắc phục để giảm thiểu thiệt hại, chuẩn bị các kịch bản phục hồi, qua đó hoàn thành “nhiệm vụ kép”, vừa phòng, chống dịch, vừa phát triển kinh tế - xã hội.
Từ cuối tháng 4/2021 đến nay, dịch Covid-19 bùng phát trở lại khiến hoạt động du lịch trên địa bàn TP Hà Nội tiếp tục bị ảnh hưởng nghiêm trọng, lượng khách sụt giảm, các DN lữ hành, khách sạn gặp vô vàn khó khăn. Báo cáo của Sở Du lịch Hà Nội cho thấy, trong tháng 5 lượng khách du lịch nội địa chỉ đạt 115.000 lượt, giảm 53,3% so với cùng kỳ năm 2020.
Tổng thu từ khách du lịch nội địa đạt 322 tỷ đồng, giảm 60,3% so với cùng kỳ năm trước, tính chung trong 5 tháng qua, khách du lịch nội địa đạt 2,89 triệu lượt, giảm 6,7% so với cùng kỳ năm 2020. Tổng thu từ khách du lịch nội địa ước đạt 8,1 nghìn tỷ đồng, giảm 50,7% so với cùng kỳ năm trước.
Dự kiến trong 6 tháng đầu năm 2021 khách du lịch đến Hà Nội chỉ khoảng 3,01 triệu lượt, giảm 22,4% so với cùng kỳ năm 2020. Tổng thu từ khách du lịch nội địa ước đạt 8,4 nghìn tỷ đồng, giảm 50,1% so với cùng kỳ năm trước.
Lượng khách sụt giảm khiến nhiều DN du lịch, khách sạn tạm dừng hoạt động tăng mạnh, Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội Đặng Hương Giang cho biết, có khoảng 80-90% DN du lịch tạm dừng hoạt động, 90% nhân sự tạm nghỉ việc, hoặc chuyển sang làm công việc khác.
Nói về những khó khăn dịch Covid-19 khiến ngành du lịch lao đao, Hội đồng Tư vấn du lịch
Sở Du lịch Hà Nội đã có các kiến nghị đến các cơ quan có thẩm quyền triển khai các biện pháp hỗ trợ, giúp đỡ các DN kinh doanh hoạt động du lịch như: Giảm tiền thuê đất, giảm giá điện, hỗ trợ lực lượng lao động du lịch thất nghiệp..., qua đó giúp các DN giảm bớt một phần khó khăn, yên tâm triển khai các chương trình, hoạt động du lịch trong thời gian tới.
Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội Đặng Hương Giang
|
Việt Nam Trần Trọng Kiên thông tin, hiện trên cả nước có 18% DN cho toàn bộ nhân viên nghỉ việc; 48% DN cho 50 - 80% nhân viên nghỉ việc và 75% DN có các hình thức hỗ trợ tài chính khác nhau đối với số lao động mất việc.
“Dịch Covid-19 đã gây ra tình trạng nợ đọng lẫn nhau giữa các DN du lịch, lưu trú, dịch vụ ăn uống… kèm theo đó là nguy cơ gây ra nợ xấu, nợ quá hạn vốn tín dụng ngân hàng, sụt giảm doanh số thanh toán qua ngân hàng, nợ thuế, nợ bảo hiểm xã hội, người lao động bị mất việc làm kéo dài. Nhiều DN du lịch không có nguồn tiền để trả lương nhân viên”, ông Kiên thông tin.
Khách du lịch thăm quan Hoàng thành Thăng Long.
|
Nỗ lực vượt khó
Trước khó khăn đó, nhiều DN du lịch đã chủ động lên phương án khắc phục, xoay chuyển hình thức kinh doanh phù hợp với tình hình mới. Giám đốc Công ty Du lịch VietFoot Travel Phạm Duy Nghĩa thông tin, từ đầu năm 2021 đến nay, đơn vị đã vận chuyển được hàng trăm khách chuyên gia và kiều bào về nước giúp cho công ty duy trì được hoạt động, giữ chân nhân viên trong lúc khó khăn. Thực tế cho thấy để giữ chân nhân viên, một số DN du lịch đã tạm chuyển sang hoạt động kinh doanh ẩm thực.
Giám đốc Công ty Du lịch AZA Travel Nguyễn Tiến Đạt cho biết, do hoạt động du lịch tạm dừng, công ty đã chuyển một số nhân viên điều hành sang làm việc ở lĩnh vực sản xuất đồ uống. Trong khi đó, Giám đốc Công ty Du lịch VietSense Nguyễn Văn Tài thông tin, anh và một số nhân viên đang vận hành một nhà hàng chỉ bán cho khách mang về,. Lâu dài, nhà hàng có thể hỗ trợ cho hoạt bảo đảm các biện pháp phòng, chống dịch động lữ hành, khi có khách đặt tour.
Khách du lịch thăm quan chùa Thầy.
|
Theo các chuyên gia du lịch các phương án mà nhiều DN lữ hành đang thực hiện chỉ là giải pháp tạm thời. Để vực dậy ngành Du lịch trong bối cảnh dịch Covid-19 có diễn biến mới, toàn ngành cần có kế hoạch, hướng đi dài hơi hơn thực hiện “mục tiêu kép”, vừa phòng, chống dịch, vừa phát triển kinh tế - xã hội.
Về vấn đề này, Chủ tịch Hội Lữ hành Hà Nội Phùng Quang Thắng bày tỏ, khi Hà Nội và các địa phương nới lỏng một số hoạt động, du lịch có thể khởi động, nhưng chỉ nên thực hiện theo nhóm nhỏ, phương thức di chuyển khép kín và có sự kiểm soát số lượng khách tại các điểm đi, điểm đến. “DN nên hướng du khách tới điểm đến an toàn, thực hiện hình thức du lịch nghỉ dưỡng nhiều hơn là khám phá, trải nghiệm”, ông Thắng hiến kế.
Khách du lịch thăm quan Văn Miếu.
|
Hiện tại, Sở Du lịch Hà Nội đã xây dựng kế hoạch hoạt động cho 6 tháng cuối năm 2021. Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội Đặng Hương Giang cho biết, đơn vị đang triển khai kế hoạch nâng cấp chất lượng sản phẩm du lịch, điểm đến; Xây dựng phương án tổ chức Lễ hội quà tặng du lịch, Lễ hội áo dài năm 2021. Song song với việc thu hút khách bằng các sản phẩm đặc trưng, ngành Du lịch Hà Nội sẽ đổi mới cách quảng bá tuyên truyền trên hệ thống thông tin đại chúng, liên kết xúc tiến để lan tỏa hình ảnh du lịch đặc trưng Thủ đô đến với du khách cả nước, trong đó có chính những người đang làm việc và sinh sống tại Hà Nội.
Đợt dịch này khác với những lần trước về sự nguy hiểm và tốc độ lây lan, phức tạp. Vì thế, các đơn vị du lịch cần có kế hoạch “sống chung với dịch”, đưa hoạt động du lịch trở lại theo một phương thức mới, bảo đảm được yêu cầu phòng, chống dịch, đáp ứng nhu cầu của du khách.
Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Hà Nội Trịnh Thị Mỹ Nghệ
|